JABZ7SHOP : Web Selling Things With Cheap Price : https://jabz7shop.blogspot.com/ : Go To My Shop Online Now
Bài đăng

CMO là gì? Những thông tin bạn cần biết về CMO

7 min read

 ị trường ngày càng cạnh tranh một cách khốc liệt, yêu cầu mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược tiếp thị phù hợp để xây dựng và nhận diện thương hiệu. Phòng marketing đóng vai trò rất quan trọng, tạo nên sự thành công lớn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. CMO được nhắc nhiều đến trong Marketing doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có nhiều người không hiểu thuật ngữ CMO là gì? Vai trò của CMO trong doanh nghiệp như thế nào? Seotoro chia sẻ bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn nhiều về CMO.

CMO là gì? CMO là viết tắt của từ nào?

CMO là viết tắt của Chief Marketing Officer, chỉ chức danh Giám đốc Marketing hay Giám đốc tiếp thị – chức vụ quản lý cấp cao trong doanh nghiệp.

CMO là người chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp bao gồm các chiến dịch chăm sóc khách hàng và nâng cấp các thương hiệu sản phẩm.

Nói chung, Giám đốc Marketing là cầu nối quan trọng giữa bộ phận Marketing với các phòng ban khác trong công ty như Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Phát triển sản phẩm, Phòng kế toán và Phòng Truyền thông, Phòng Thiết kế nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp được thuận buồm xuôi gió.

Giám đốc Marketing – CMO thực hiện quản trị các hoạt động quảng bá, hỗ trợ kinh doanh và các hoạt động thương mại như:

  • Tham mưu cho ban Giám đốc về truyền thông, phát triển và nhận diện thương hiệu.
  • Hoạch định các kế hoạch, chiến lược, giải pháp và tổ chức thực hiện hoạt động tiếp thị cho công ty.
  • Tổ chức nghiên cứu thị trường.
  • Duy trì và thiết lập quan hệ với các đối tác, các nhà cung cấp dịch vụ, các cơ quan truyền thông có liên quan đến phục vụ cho hoạt động tiếp thị cho doanh nghiệp.
  • Đào tạo và huấn luyện nhân viên phòng marketing.
CMO là viết tắt của từ nào?

CMO có vai trò quan trọng như thế nào đến doanh nghiệp?

Trong thời đại phát triển về công nghệ và internet thì vai trò của CMO lại quan trọng hơn nữa, bởi tính thời đại thì truyền thông – tiếp thị sẽ là khuynh hướng quan trọng của mọi ngành nghề trên thị trường. Công ty nào sở hữu phòng Marketing giỏi thì năng lực cạnh tranh của công ty càng lớn, có thế mạnh hơn trong việc dẫn đầu thị trường.

Dưới đây là những vai trò của CMO được đánh giá một cách rõ ràng:

Khách hàng được nâng cao trải nghiệm: Công ty nào sở hữu được một phòng Tiếp thị thấu hiểu được tâm lý và hành vi khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng và dịch vụ nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng thì công ty đó sẽ tăng trưởng và lấy được lòng khách hàng. Vì vậy, CMO có vai trò nghiên cứu và tìm hiểu về thị hiếu của khách hàng qua các giai đoạn để đưa ra những đề xuất, giải pháp hợp lý cho khách hàng.

Thúc đẩy tăng trưởng: Yếu tố này rất quan trọng cho sự tăng trưởng trong doanh nghiệp. Vì thế, đây là một bài toán rất đau đầu của một CMO là làm thế nào để tăng trưởng, phát triển doanh nghiệp về doanh số, quy mô, độ nhận dạng thương hiệu trên thị trường.

Tích lũy và triển khai năng lực tiếp thị: Giám đốc tiếp thị cần có tầm nhìn xa trông rộng trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới. Việc này đòi hỏi cần phải có một khoản ngân sách riêng cho việc thử nghiệm các công tác tiếp thị với những công nghệ mới.

Chất xúc tác kích thích việc đổi mới: Thị trường không ngừng phát triển, luôn xuất hiện những xu hướng mới mang tính thời đại. Vì thế, CMO phải là người nhạy bén và có đề xuất kịp thời để công ty gặt hái thành công.

Theo dõi, đánh giá các hoạt động của phòng Marketing: CMO theo dõi, giám sát và đánh giá hoạt động tiếp thị theo tuần, tháng, quý, năm để xem có phát triển hay không thông qua các con số như tăng doanh số, doanh thu bán hàng, nhiều người biết đến thương hiệu doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp: Trong kinh doanh, thương hiệu chính là thứ tài sản hàng đầu được các doanh nghiệp chú trọng phát triển. Một doanh nghiệp có thương hiệu mạnh thì việc lấy được lòng tin của khách hàng là điều rất dễ dàng. Vì vậy, Giám đốc Marketing đóng vai trò trong việc đưa ra những kế hoạch và chiến lược để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

Kiến tạo văn hóa làm việc: CMO cần tham gia vào việc kết nối và phát triển các sáng kiến tác động xã hội rộng lớn với chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.

Vai trò quan trọng của Giám đốc Marketing đối với doanh nghiệp

Mức lương khủng của một CMO

Bạn có tin rằng CMO là nhân sự khó tìm không? Không phải ai cũng có thể đảm nhiệm công việc sử dụng rất nhiều chất xám và đầy áp lực của CMO?

CMO là nhân sự cấp cao của doanh nghiệp nên mức lương của họ cũng xứng tầm với những nỗ lực mà họ đã cất công xây dựng.

Theo thống kê của Vietnam Salary, mức lương thấp nhất của CMO là 10 triệu đồng và cao nhất là 120 triệu đồng phụ thuộc bề dày kinh nghiệm. Trong đó có một mức lương nhấn mạnh dao động từ 28.5 – 43.3 triệu đồng cho nhân sự mức từ trung bình thấp lên đến trung bình cao.

Bên cạnh mức lương lên đến nghìn đô, các Giám đốc Marketing còn nhận được cơ hội thăng tiến rộng mở và hưởng những chính sách đãi ngộ  hấp dẫn. Nếu CMO sở hữu từ 1 đến 2 ngoại ngữ, họ có thể được cử sang nước ngoài làm việc, nhằm giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường.

Nghề Marketing là một nghề đầy thách thức nhưng cũng mang lại đầy vinh quang. Những người làm Marketing thành công thường rất yêu nghề, làm việc quên mình vì đam mê, sáng tạo. Họ xem một sản phẩm mới, một nhãn hiệu mới như là đứa con tinh thần của mình vậy.

Thách thức của CMO là gì?. CMO phải đối mặt với nhiều cám dỗ và thử thách, họ luôn là người đứng vững trước những cám dỗ vật chất và có thái độ đúng đắn với các mối quan hệ mới để đạt được thành công trong sự nghiệp.

Giám đốc Marketing có những tiêu chuẩn nào?

Các doanh nghiệp tuyển dụng giám đốc marketing đều có các tiêu chí rất cao bởi vị trí này đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển dài hạn và ngắn hạn của công ty, giúp công ty phát triển vươn xa trên thị trường và hoạt động nhịp nhàng nội bộ. Tiêu chuẩn ứng tuyển vị trí Giám đốc Marketing thường bao gồm các tiêu chí sau:

Về học vấn: Tốt nghiệp đại học, trình độ chính trị trung cấp trở lên.

Về chuyên môn: Chuyên môn marketing và có kiến thức sâu rộng về điều hành quản lý các hoạt động kinh doanh và marketing trong công ty. Hiểu được các vấn đề pháp lý hiện hành liên quan đến các hoạt động kinh doanh.

Về kinh nghiệm: Hầu hết các nhà tuyển dụng CMO đều yêu cầu vị trí này có ít nhất 3 năm kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp và ít nhất 5 năm kinh nghiệm chuyên môn marketing.

Về kỹ năng:

Có khả năng lãnh đạo, tổ chức và điều hành, có kỹ năng xây dựng kế hoạch và chiến thuật, chiến lược nhằm phát triển công ty trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Xây dựng các quy chế soạn thảo văn bản hành chính quản trị điều hành trong doanh nghiệp, chỉ huy và kiểm soát quá trình thực hiện các kế hoạch.

Ngoài ra, CMO còn phải có các kỹ năng về tài chính, khả năng tổng kết đánh giá chất lượng của các hoạt động kinh doanh, thành thạo các kỹ năng về nghiên cứu thị trường, cập nhật áp dụng đổi mới và có khả năng sử dụng thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ và ngoại giao và ứng xử xuất sắc.

Giám đốc Marketing có tiêu chuẩn gì?
00:00 / 00:00

Bạn có thể thích những bài đăng này

Đăng nhận xét