chính là một thuật ngữ không còn xa lạ với dân marketing. Quảng cáo pop up đã có thời gian trở thành xu hướng mà tất cả các chương trình truyền hình và website đều sử dụng. Vậy pop up là gì? Phân loại các pop up như thế nào và cách tạo ra chúng ra sao? Hãy cùng Seotoro tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Pop up là gì?
Pop up được hiểu là một dạng quảng cáo ăn theo thường xuất hiện trên các website chính thức khi người dùng truy cập vào. Nó sẽ thường là một mẫu quảng cáo với hình ảnh sinh động đi kèm là nội dung khuyến mãi hoặc chương trình ưu đãi vào dịp đặc biệt. Một số đơn vị còn sử dụng Pop up như thông báo hoặc cách kết nối đến các trang web khác cùng chủ sở hữu để có thể tối ưu khả năng chuyển đổi. Các quảng cáo bằng Pop-up sẽ thường gây khó chịu cho người xem. Đôi khi có chèn mã độc. Tự động tải và cài đặt những phần mềm không mong muốn về thiết bị của bạn.

Có rất nhiều định nghĩa về pop up, nhưng định nghĩa dễ hiểu nhất là “A small box that appears over visited page to deliver information or display an ad.”Tạm dịch là: Popup chính là một hộp thoại nhỏ xuất hiện trên trang web mà chúng ta đang xem để cung cấp thông tin hay hiển thị một tin quảng cáo. Pop up còn là một cửa sổ tự động nhảy ra mà bạn không hề bấm chuột khi bạn đang lướt web. Nội dung của Pop up sẽ thường là quảng cáo, nhưng cũng có thể là nội dung khác. Các chương trình duyệt web hiện nay thì đều có cơ chế chặn Pop up. Pop up còn có thể mang những đoạn mã độc gây hại cho máy tính.
Cách phân loại pop up
Phân loại theo nội dung
Dựa theo nội dung là pop up hiển thị mà chúng ta có cách gọi tên chúng khác nhau. Ví dụ như pop up quảng cáo khuyến mãi, pop up thu thập data khách hàng, pop up đặt lịch tư vấn, pop up đếm ngược thời gian,…
Phân loại theo vị trí đặt pop up
Tùy vào vị trí đặt pop up trên website mà người ta sẽ có cách phân loại riêng cho chúng. Ví dụ pop up trên đầu website, pop up xen kẽ chiếm toàn nội dung trang, pop up hiện giữa trang,…

Phân loại theo thời gian mà pop up xuất hiện
Thông thường, pop up sẽ được xuất hiện ngay khi người dùng truy cập website. Tuy nhiên, một số bên cho hiện pop up sau từ 1 đến 3 phút để tránh che mất thông tin tìm kiếm của người dùng. Đây cũng có thể là cách phân loại pop up dễ hiểu.
Những lợi ích khi sử dụng Pop up cho chủ website
Chủ động tiếp cận đến khách hàng nhanh chóng
Không cần biết người dùng có cần tìm những thông tin trên quảng cáo hay không. Chỉ cần khách hàng truy cập vào trang chủ thì pop up sẽ tự động bật lên. Vì thế, thông tin quảng cáo sẽ được tiếp cận tối đa số lượng người dùng nhanh chóng nhất.
Pop up chính là một kênh marketing đầu phễu hiệu quả
Những pop up thường có nội dung để thu thập data khách hàng đầu phễu siêu hiệu quả. Nó sẽ kích thích khách hàng hành động ngay khi bắt đầu vào website. Đặc biệt có chi phí rẻ hơn hẳn so với những hình thức khảo sát hay email marketing.

Nội dung quảng cáo trực tiếp và ngắn gọn hơn
Mỗi pop up thì thường chỉ chứa 1 nội dung cụ thể. Vì thế, bạn sẽ lọc được khách hàng ngay từ các hành động của người dùng với pop up. Từ đó việc chăm sóc dễ dàng hơn và so với một bài quảng cáo dài, nhiều chữ thì thông tin trên pop up sẽ ngắn gọn và trực quan hơn. Vì vậy, không chiếm nhiều thời gian và làm phiền khách hàng.
Một số nhược điểm của pop up
Pop up có khá nhiều ưu điểm nhưng không có nghĩa là nó hoàn hảo. Khi có quá nhiều pop up được bật lên sẽ làm khách hàng khó chịu và có ấn tượng xấu với thương hiệu. Nhiều người đã thoát trang ngay lập tức. Điều này vô tình làm tăng tỷ lệ thoát trang và ảnh hưởng xấu đến chất lượng website.

Nếu đặt pop up ở sai vị trí thì nội dung pop up có thể che hết nội dung chính trên trang. Điều này bạn rất nên tránh khi xây dựng nội dung trên web và khách hàng cũng không thích điều này. Một vài pop up còn có thể nhiễm mã độc, vì thế người dùng có thể nghi ngờ với tính an toàn của trang web của bạn nếu có nhiều pop up bật lên.
Cách chặn pop up hiệu quả
Trong quá trình duyệt web, đôi khi các bạn sẽ gặp phải rất nhiều trang rất khó chịu. Ví dụ, bạn vào một trang web nào đó để tải dữ liệu hoặc xem phim thì bạn rất dễ bị các quảng cáo pop-up “chèn ép”, dẫn đến “chèn ép”. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể “để họ ra đi” mãi mãi?
Một số cách ngăn chặn pop up:
- Mở trình duyệt sau đó vào cài đặt và tick vào ô chặn pop-up.
- Bạn cũng có thể tải một số phần mềm giúp chặn quảng cáo nổi tiếng như: Super Ad Blocker, Popup Ad Smasher, Popup Purger Pro hoặc một số extension về Pop up blocker cài đặt mở rộng vào trình duyệt.
- Việc chặn pop up trong phần thiết đặt của trình duyệt web không phải lúc nào cũng an toàn và chắc 100%. Đôi khi có những loại pop up “không phải dạng vừa” và chúng vẫn có thể qua mặt được hệ thống của trình duyệt web.

Cách chặn pop-up trên Google Chrome
- Đầu tiên, trên góc phải của màn hình bạn hãy bấm vào biểu tượng Menu cột 3 gạch rồi chọn dòng Cài đặt (Settings).
- Trong menu Cài đặt, bạn cuộn xuống và sau đó chọn dòng Hiển thị cài đặt nâng cao… (Show advanced settings…).
- Ở phần Bảo mật (Privacy), bấm vào khung Cài đặt nội dung… (Content settings…).
- Cuộn xuống tìm và sau đó chọn dòng Không cho phép bất kỳ trang web nào hiển thị cửa sổ sẽ bật lên (nên chọn) trong mục Cửa sổ bật lên (Pop ups).
- Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết lập thủ công việc chặn hoặc không chặn các cửa sổ pop up ở mỗi trang web sẽ khác nhau, trong phần Quản lý ngoại lệ…
Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã hiểu được pop up là gì? Cũng như những thông tin liên quan đến pop up.