Biết sử dụng truyền thông trong các hoạt động như quảng bá hay lan truyền thông tin sẽ đem lại nhiều lợi ích cho chính thương hiệu của mình. Và đương nhiên không biết khai thác và sử dụng truyền thông chính là đang đánh mất rất nhiều cơ hội có thể giúp chúng ta phát triển luôn thua thiệt trước đối thủ trên thương trường
1. Những vai trò chính của truyền thông cơ bản như:
- Phương tiện đem thương hiệu của doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng. Thông qua, truyền thông đa phương tiện bao gồm: Báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng internet. Hình ảnh cùng những thông tin có giá trị của doanh nghiệp đến với nhiều người. Truyền thông cần được sử dụng đan xen với hình ảnh, video một cách hiệu quả và phù hợp. Trong thời đại, công nghệ 4.0 như bây giờ sức lan truyền ngày càng phát triển trên những trang mạng xã hội với tốc độ chóng mặt.
- Công cụ định hướng được hành vi khách hàng, cách thức tiếp cận và truyền đạt các thông tin cho khách hàng nhằm tạo dựng niềm tin về thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
- Hoạt động mang tính chất đặc thù, thế cho nên cũng phải có sự nhận thức rõ về thông tin mới khi tương tác với khách hàng để đạt mục đích sử dụng tối ưu thông tin cập nhật và giảm thiểu thông tin mang tính tiêu cực.
2. Công việc của người làm nghề truyền thông
- Phối hợp với ban lãnh đạo nhằm xây dựng và phát triển những chiến lược truyền thông hiệu quả sau khi nghiên cứu đối tượng mục tiêu.
- Viết, biên tập và cung cấp nội dung, xuất bản những ấn phẩm, thông cáo báo chí, nội dung trang web, báo cáo hàng năm, bài phát biểu và tài liệu marketing liên quan, tổ chức một số sự kiện, hoạt động thương mại hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
- Trả lời những câu hỏi của giới truyền thông, tham gia các buổi hội thảo và giữ vai trò là diễn giả trong một vài trường hợp.
- Thiết lập và xây dựng mối quan hệ tốt với các phóng viên và quản lý dữ liệu truyền thông.
- Tìm kiếm cách để nâng cao hình ảnh của thương hiệu và tổ chức những sự kiện công khai theo yêu cầu.
- Duy trì hồ sơ truyền thông và phối hợp phân tích dữ liệu.
- Quản lý khủng hoảng truyền thông.
3. Kỹ năng cần có của người làm nghề truyền thông
Hiểu rõ đối tượng mà mình truyền tải
Hiểu khách hàng của mình là thấu hiểu khách hàng, điều này rất cần thiết, bởi vì thông qua đó ta sẽ biết rõ tính cách, thói quen hay suy nghĩ của họ. Từ đó, các chiến lược truyền thông sẽ trở nên hấp dẫn khi đi thẳng vào những đối tượng mà khách hàng dễ dàng bị cuốn hút nhất.
Mỗi đối tượng khác nhau chúng ta sẽ có các phương pháp tiếp cận truyền cảm hứng đến người nghe khác nhau. Bộ phận truyền thông cần phải biết phân biệt rõ và chuẩn xác từng loại đối tượng mà mình sẽ chuyển tải thông tin về sản phẩm cũng như một số vấn đề có liên quan của doanh nghiệp để từ đó lựa chọn những ngôn từ cũng như động tác, cử chỉ cho thích hợp với mỗi loại đối tượng
Sự sáng tạo và phá cách
Sáng tạo không bao giờ là giới hạn đối với ngành truyền thông, nó là một điều mà bất kì người làm truyền thông nào cũng có trong nhận thức của mình.
Và không có giới hạn cho việc sáng tác vì cá tính và phong cách của mỗi người là khác nhau nên các ý tưởng là không thể giống nhau tuyệt đối được.
Sự nghiêm túc, tập trung trong công việc
Sự nghiêm túc trong công việc thể hiện việc chúng ta là người có trách nhiệm và làm việc hết mình. Luôn thực hiện theo sát các mục tiêu, kết thúc công việc đúng hạn, tuân thủ theo những quy tắc trong nghề nghiệp, ... là những yếu tố để bản thân trở nên uy tín và tạo thiện cảm với nhiều người.
Không chỉ có ngành truyền thông mà còn bất cứ ngành nghề nào khác của xã hội cũng thế, buộc chúng ta phải chỉn chu và chuyên nghiệp trong công việc.
Với ngành truyền thông, một người làm truyền thông phải thật nghiêm túc về những gì mà mình chia sẻ bởi bất kì lời nói hay hành động nhầm lẫn nào trong công tác truyền thông sẽ khiến công chúng hiểu sai bản chất của thông điệp muốn chuyển tải cũng như hình tượng doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng xấu đi chỉ vì những cử chỉ, hành động không đúng trong việc truyền đạt thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thu hút sự chú ý
Muốn lôi kéo sự chú ý thì người tham gia cần có kỹ năng truyền thông thật tốt. Công dụng của truyền thông đó là lôi kéo sự quan tâm của nhiều người.
Chúng ta không nên chỉ chú tâm tới việc truyền tải tên sản phẩm hay thương hiệu, mà hãy vận dụng một cách khéo léo các kỹ năng của chính bản thân nhằm thu hút sự tập trung của nhiều người như ngôn ngữ cơ thể, kể một vài câu chuyện liên quan đến một số người sử dụng sản phẩm, tạo ra số liệu tổng hợp về nhu cầu của người dùng đối với khu vực có sản phẩm của công ty phục vụ, ...
Cách tiếp cận phải thật tự nhiên và không quá cứng nhắc với tư duy PR mới khiến cho khán, thính giả thấy chán nản dẫn đến việc họ phớt lờ hoặc bỏ qua ngay nếu đọc được các mẩu tin tức làm nổi lên như là sự quảng cáo
Yêu nghề, có nhiệt huyết
Yêu nghề và đam mê là hai thứ luôn tồn tại trong từng cá nhân khi đang thực hiện một công việc nào đó, là động lực lớn nhất thôi thúc chúng ta sáng tạo. Yêu nghề, nhiệt huyết làm ta luôn thấy việc làm không phải là gánh nặng hay là áp lực khiến cảm thấy mệt mỏi khi nghĩ về tương lai mà còn là niềm vui và say mê với công việc nếu bạn yêu nó.
Linh hoạt, dễ thay đổi để đáp ứng với các xu hướng
Môi trường sống luôn thay đổi, kéo theo là những xu hướng của xã hội cũng biến động theo. Vì vậy mà nhiệm vụ của mỗi người làm truyền thông là cần hết sức linh hoạt, nhanh nhạy trong nắm bắt thị hiếu khách hàng và đề ra được các chiến lược marketing đúng đắn
Kỹ năng quản lý, lên kế hoạch
Truyền thông có vai trò quan trọng đối với quá trình lên kế hoạch hay đưa ra quyết định và đó cũng là đặc điểm nổi bật của những người quản lý. Nếu các chuyên viên truyền thông hay PR có khả năng dẫn dắt, họ sẽ có vai trò quan trọng, biết phân tích và ra những quyết định cần thiết.
Là người có đầu óc logic và kỹ năng lên kế hoạch bởi đặc thù công việc luôn yêu cầu những công việc có kế hoạch. Kế hoạch theo quý/tháng/năm, rõ ràng và hợp lý cho công việc có kết quả cao nhất.