Windows 11 có gì mới so với Windows 10?
Trong lần giới thiệu này, Microsoft đã có những cải tiến đáng kể liên quan đến giao diện như bổ sung một số tiện ích mới hỗ trợ người dùng. Đáng kể nhất là giao diện Start Menu và thanh Taskbar được chuyển vào chính giữa thay vì đặt lệch về bên phải như trên Windows 10.
Tính năng khác biệt cuối cùng giữa hai phiên bản windows chính là khả năng đa nhiệm. Đối với Windows 11, bạn có thể tăng khả năng đa nhiệm của mình nhờ Snap Layouts nhóm các cửa sổ của bạn rồi đặt chúng vào thanh tác vụ. Ngoài ra, Windows 11 cũng sẽ ghi nhớ cách bạn thiết lập cửa sổ trên màn hình desktop và giữ chúng ở vị trí đó ngay cả khi bạn ngắt kết nối với máy tính để khởi động trở lại.
Hệ thống tiện ích trên Windows 11 cũng được triển khai rất mạnh. Cụ thể là ở thanh tác vụ của hệ điều hành mới bạn sẽ nhận một ngăn tiện ích. Microsoft đã cài sẵn khá nhiều tiện ích được cung cấp từ hãng, ví dụ như Microsoft Teams, trong khi ở Windows 10 bạn sẽ phải tự cài đặt chúng.
Bên cạnh những cải tiến và cập nhật thì Windows 11 cũng loại bỏ các ứng dụng phổ biến như Paint 3D, Skype, One Note và trình xem 3D hay trợ lý ảo Cortana. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi bạn hoàn toàn có thể cài lại những ứng dụng này trên Microsoft Store.
Có Nên Nâng Cấp Windows 11 Hay Không?
Có thể nói, Windows 11 là phiên bản cập nhật mang tính cách mạng mà Microsoft mang lại cho người tiêu dùng. nếu bạn là người ưa thích các trải nghiệm công nghệ mới cộng với việc hiệu năng được cải thiện đáng kể như trên thì việc nâng cấp lên Windows 11 sẽ là một quyết định sáng suốt.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại Windows 10 vẫn đang hoạt động ổn định và hầu hết tất cả các phần mềm và ứng dụng đều vận hành khá mượt mà vì vậy đối với ai đã từng quá quen với những trải nghiệm của Windows 10 hoặc là cấu hình máy tính của bạn không có khả năng để nâng cấp thì bạn hãy xem xét lại việc cập nhật lên Windows 11 nhé!
Trường hợp không nên update lên Windows 11
Trong một vài trường hợp ngoại lệ, chúng tôi khuyên bạn không nên nâng cấp lên phiên bản Windows 11. Nếu nâng cấp lên, sự trải nghiệm của bạn trên laptop/máy tính sẽ bị giảm đi đáng kể. Trường hợp bị xung đột giữa các ứng dụng. Vì thế, ngoài có nên update lên Windows 11 không. Thì bạn cũng cần phải biết khi nào không nên update lên.
Ví dụ:
- Laptop/máy tính sử dụng chip AMD: theo một số đánh giá từ người dùng chip AMD, Win 11 sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến chip AMD. Microsoft cũng đồng ý với quan điểm trên và không khuyến khích người dùng sử dụng Win 11 khi sử dụng chip AMD.
- Bạn quen với giao diện của Win 10 và muốn sử dụng phiên bản mới. Đây chính là cảm giác chung của nhiều người khi Win 11 chỉ mới ra mắt hơn một năm. Vẫn còn khá nhiều vấn đề chưa được cải thiện. Hơn thế nữa, một số thay đổi lớn trong giao diện đã khiến người dùng không theo kịp với những chức năng mới của Win 11.
- Khi thiết bị không tương thích với phiên bản Win 11: phiên bản mới của Microsoft đòi hỏi máy tính của bạn phải có phần cứng mạnh mẽ cùng bộ nhớ tối ưu mới có thể chạy được. nếu bạn cố nâng cấp lên Win 11 thì máy tính của bạn sẽ bị ảnh hưởng như giật, lag, và xung đột giữa các ứng dụng.